Liên hệ

M2M IoT 2023: Quan điểm về phát triển IoT của VHT nhận được sự quan tâm của truyền thông

Tháng 06,  15/2023

Sáng 14/6, tại Hà Nội, sự kiện M2M IoT 2023 do Viettel Telecom tổ chức đã diễn ra. Đây là sự kiện trao đổi về chủ đề nền tảng, hạ tầng kết nối và kinh nghiệm phát triển kinh doanh các thiết bị IoT kết nối máy với máy (Machine to Machine, M2M).

Tham dự sự kiện này, về phía Viettel High Tech có Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Cương Hoàng, Phó Giám đốc Khối 3 Khương Duy, Giám đốc Trung tâm IoT Lê Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Nguyễn Văn Phương, cùng các thành viên Trung tâm Kinh doanh và Trung tâm IoT.

1-3
Tại sự kiện, Giám đốc Trung tâm IoT Lê Ngọc Quý đã xuất hiện trên sân khấu trình bày về Nền tảng quản lý kết nối CMP, nền tảng hỗ trợ toàn trình CMP-AEP. Đây là sản phẩm ra đời dưới sự hợp tác giữa VHT và VTT. Đồng thời, trong phiên thảo luận “Hạ tầng kỹ thuật thế nào để tối ưu, đạt chất lượng cao nhất thế giới?”, Giám đốc Trung tâm IoT đã tham gia với tư cách diễn giả và trả lời 3 câu hỏi liên quan đến lĩnh vực IoT. Phiên thảo luận còn có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng Khoa Điện tử, ĐH Bách khoa Hà Nội; Ông Nguyễn Minh Thi, Kiến trúc sư IoT, Viettel Network, 10 năm kinh nghiệm trong quy hoạch thiết kế, tối ưu mạng vô tuyến và IoT tại Việt Nam

Câu hỏi 1: Nhìn ra thế giới, hiện tại có trên 15 tỷ kết nối IoT và vẫn đang tăng trưởng 2 con số. Điều đó có nghĩa là 1 người trên thế giới đang sở hữu gần 2 kết nối IoT. Tại Việt Nam, con số này chưa đến 20 triệu, tức là 1 người chỉ sở hữu chưa đến 0,2 kết nối, thấp hơn thế giới 10 lần. Đâu là lý do cho việc này?

Đ/c Lê Ngọc Quý:

Có 3 lý do:

Về động lực: Nhân công lao động ở Việt Nam còn rẻ nên động lực về giảm chi phí nhân công chưa phải là cấp thiết, đặc biệt rõ trong các ứng dụng như Tự động vận hành (home, building), giám sát quan trắc môi trường (nước, không khí)

Về hiệu quả thực tiễn: Còn thiếu các điển hình thành công, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh nên các doanh nghiệp chưa tin vào hiệu quả thực sự của IoT. Thị trường cần ngấm dần hiệu quả và sẽ cần thời gian để đi vào thực tiễn.

Về nguồn lực: Việc triển khai đồng thời cả hạ tầng server, tích hợp giải pháp, phát triển tính năng còn đòi hỏi đội ngũ phát triển lớn, chi phí cao, vận hành phức tạp, khiến các doanh nghiệp cân nhắc rất kỹ khi triển khai, trong khi hiệu quả chưa thực sự rõ nét.

2
Câu hỏi 2: Hiện tại trí tuệ nhân tạo AI đang đi vào cuộc sống rất mạnh mẽ từ Chat GPT, đến MidJourney,… Mặc dù trước đó, người máy Sophia xuất hiện năm 2017, cách đây 5 năm thì tưởng chừng làn sóng AI không quá nổi vật. Do vậy, với IoT về mặt công nghệ các đánh giá đây có khả năng sẽ là một lĩnh vực tiếp tục bùng nổ?

Đ/c Lê Ngọc Quý:

Khả năng xử lý dữ liệu lớn (Big Data) hiểu được hành vi, nhu cầu và nỗi đau thực sự của khách hàng. Qua đó, tư vấn, tối ưu quy trình vận hành, giới thiệu đúng giải pháp, tính năng cần thiết sẽ đóng vai trò quan trọng trong 1-2 năm tới. Các công cụ tự động này sẽ hỗ trợ giảm chi phí, tăng giá trị, qua đó thực sự chỉ ra được hiệu quả đem lại của IoT cho doanh nghiệp.

Câu hỏi 3: Để giải bài toán này, theo các anh đâu là 1 giải pháp cấp thiết nhất?

Đ/c Lê Ngọc Quý:

IoT rất rộng, hiện hữu trong mọi ngành, mọi nơi, nhiều đối tượng, độ tuổi…Do đó, đòi hỏi nguồn lực rất lớn, phổ rộng mới có thể thúc đẩy IoT vào mọi ngõ ngách cuộc sống. Do vậy, nếu chỉ có nguồn lực của mỗi Viettel không thể đủ. Tôi rất mong đội ngũ phát triển, các kỹ sư, sinh viên hiểu được tầm quan trọng và cơ hội là chia đều cho tất cả mọi người, tất cả đều fair nếu đứng trên vai người khổng lồ. Chỉ cần bạn có một ý tưởng tuyệt vời, chúng tôi sẽ cùng bạn biến nó thành hiện thực.

Nội dung phát biểu tại sự kiện của đại diện VHT đã được các báo trích dẫn, ví dụ như:

Trà My

Công nghệ VHT và thế giới

sign up email